Blog

3 Phương pháp điều trị mụn trứng cá đỏ

trung-ca-do-la-benh-gi
Tin tức

3 Phương pháp điều trị mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ là bệnh lý mạn tính, có thể tái phát. Bạn cần phải có kiến thức về các phương pháp điều trị trứng cá đỏ. Kết hợp với việc nắm rõ tình trạng da khách hàng. Từ đó mới đưa ra được phác đồ điều trị chuẩn y khoa, giúp hạn chế tình trạng này.

1. Trứng cá đỏ là bệnh gì?

Đa số mọi người đều xuất hiện trứng cá đỏ trên da, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Thông thường, trứng cá đỏ sẽ xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Tuy vậy, theo trải nghiệm, việc điều trị trứng cá đỏ ở nam giới luôn phức tạp hơn so với nữ giới. 

Mụn trứng cá đỏ xuất hiện khi các mao mạch trên da bị giãn ra. Thông thường, mụn trứng cá sẽ xuất hiện trên mặt. Nếu không điều trị trứng cá kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp biến chứng: biến chứng, sưng tấy, biến dạng khuôn mặt. Thậm chí, trứng cá đỏ có thể lan dần tới mắt, gây ảnh hưởng thị lực. 

Triệu chứng khi bị trứng cá đỏ là xuất hiện nhiều mụn nhỏ, thường tập trung thành từng mảng. Trứng cá đỏ có đặc điểm là nóng bừng mặt, giãn mạch, ban đỏ, sần, mụn mủ. Trong một số trường hợp nặng sẽ gặp tình trạng mũi sư tử.

2. Các giai đoạn của trứng cá đỏ

Trước khi điều trị trứng cá đỏ, cần xác định tình trạng bệnh nhân đang ở giai đoạn nào. Trứng cá đỏ được giới hạn bởi 4 giai đoạn: 

2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền trứng cá đỏ 

Khi bệnh nhân đến điều trị trứng cá đỏ, thường miêu tả rằng da mặt nóng bừng, đi kèm với châm chích. Cảm giác này thường xảy ra khi tiếp xúc ánh nng, căng thẳng, nhiệt độ quá lạnh hoặc nóng, đồ có cồn,… Những triệu chứng của mụn trứng cá đỏ này vẫn còn tồn tại trong các giai đoạn sau 

2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn mạch máu 

Bệnh nhân sẽ có nốt ban đỏ và phù nề trên mặt. Nhiều mao mạch bị giãn nhỏ trên da.  

 

Các giai đoạn của trứng cá đỏ
Các giai đoạn của trứng cá đỏ
2.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn viêm 

Da có các nốt sần, mụn mủ, vô khuẩn. Những yếu tố trên dẫn đến nhận định trứng cá đỏ là mụn trứng cá người lớn. 

2.4. Giai đoạn 4: Giai đoạn muộn 

Trứng cá đỏ ở giai đoạn này được mô tả là sự tăng lên mô ở má và mũi. Triệu chứng này là do viêm mô, lắng đọng collagen và tăng sản tuyến bã. Đây là giai đoạn phức tạp nhất khi điều trị trứng cá đỏ.

3. Các phương pháp điều trị trứng cá đỏ

Đối với các trường hợp đang ở giai đoạn viêm, điều trị trứng cá đỏ có thể sử dụng kháng sinh và/hoặc axit azelaic. Có thể sử dụng kem metronidazole (1%), lotion (0,75%), hoặc gel (0,75%) và kem axit azelaic 20%. Bôi 1 ngày 2 lần. 2 phương pháp này đều có hiệu quả như nhau. Để cải thiện kiểm soát, bôi 2,5% benzoyl peroxide 2 lần/ngày. 

Ngoài ra có thể sử dụng các thành phần natri sulfacetamid 10%/lưu huỳnh 5%; clindamycin 1%, erythromycin 2% bôi 2 lần/ngày. Kem ivermectin 1% tại chỗ cũng có hiệu quả trong điều trị trứng cá đỏ dạng viêm. 

 

Các phương pháp điều trị trứng cá đỏ
Các phương pháp điều trị trứng cá đỏ

Đối với bệnh nhân có nhiều sần hoặc mủ, khi trị trứng cá đỏ nên sử dụng Metronidazole, Clindamycin giúp kháng khuẩn và ức chế quá trình viêm. Kem chứa thành phần Azelaic acid, Benzoyl Peroxide (BPO) giúp làm giảm triệu chứng. 

Khi tình trạng trầm trọng hơn, cần thiết phải kết hợp thuốc bôi và thuốc uống. Thuốc uống kháng sinh như Doxycycline, Minocycline, Azithromycin, Metronidazole giúp giảm các triệu chứng bệnh. 

Ban đỏ dai dẳng hoặc đỏ bừng có thể được điều trị bằng gel brimonidine chủ vận adrenergic chọn lọc alpha-2 0,33% tại chỗ, bôi một lần mỗi ngày hoặc bằng kem chủ vận alpha-1a oxymetazoline hydrochloride 1% bôi một lần mỗi ngày. 

Trường hợp da mặt trở nên dày, xuất hiện nốt cục, lỗ chân lông to có thể uống isotretinoin để hạn chế biến dạng vùng mặt. 

Isotretinoin để hạn chế biến dạng vùng mặt
Isotretinoin để hạn chế biến dạng vùng mặt

 

Đối với trường hợp bị mũi sư tử khi điều trị trứng cá đỏ, cần sử dụng các kỹ thuật như mài mòn hoặc laser. Còn đối với các phần bị giãn mao mạch, cần điều trị bằng laser hoặc đốt điện

4. Những lưu ý trong quá trình điều trị trứng cá đỏ cho bệnh nhân

Trứng cá đỏ là một bệnh rất phức tạp. Cần phải điều trị sớm và kịp thời do bệnh lý tiến triển rất nhanh. Tuy vậy, việc điều trị trứng cá đỏ cũng rất phức tạp và yêu cầu kiến thức trị mụn và dược mỹ phẩm. Trong quá trình điều trị, cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Có thể chẩn đoán bệnh trứng cá đỏ bằng các triệu chứng lâm sàng: da mặt trung tâm đỏ và phù nề, có hoặc không có mụn mủ, sẹo lồi hoặc giãn mạch nhiều 
  • Một vài các yếu tố kích thích gây bệnh: ánh nắng mặt trời, căng thẳng, quá lạnh hoặc nóng, rượu, thực phẩm nhiều gia vị,… 
  • Cấp độ điều trị và sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn bệnh. Không sử dụng chung 1 phác đồ cho mọi bệnh nhân. 

Kết luận 

Đến nay chưa có bất kỳ phác đồ cụ thể nào cho việc điều trị trứng cá đỏ. Theo chuẩn y khoa, bạn cần phải nhận biết tình trạng bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ riêng biệt cho từng bệnh nhân. Để làm được điều này, bạn cần phải có kiến thức về điều trị mụn và dược mỹ phẩm. Từ đó mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân của mình.  

 Tìm hiểu thêm!

Alert: Bạn không được phép sao chép nội dung hoặc xem nguồn !!