Blog

Silicone – Làm mịn giữ ẩm

Silicone
Thành phần

Silicone – Làm mịn giữ ẩm

Silicone là gì?

Silicone là một nhóm hợp chất hữu cơ cấu tạo cơ bản bởi 3 nguyên tố Si, O, và C. Trong phân tử các Silicone sẽ liên kết với nhau thông qua cầu nối Oxy. Các nguyên tố Si còn có thể liên kết với các mạch cacbon tạo nên phân tử phức tạp [1].

Mô phỏng cấu trúc của phân tử Silicone
Mô phỏng cấu trúc của phân tử Silicone

Tùy thuộc vào cấu trúc phân tử mà Silicone có tính chất vật lý khác nhau. Trong ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thành phần này thường được bổ sung vào mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, sản phẩm chăm sóc da tóc, kem chống nắng. Vai trò chính của Silicone là tạo nên thể chất phù hợp cho hoạt chất trong sản phẩm hoạt động một cách tối ưu nhất.

Phân loại Silicone

Trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, có 3 dạng Silicone chính thường được sử dụng [2].

Nhóm Đại diện Thể chất Đặc tính 
Silicone phân tử nhỏ Cyclopentasiloxane (D5) Cyclohexasiloxane (D6) Cyclotetrasiloxane (D4) Lỏng Dễ bay hơi giúp sản phẩm nhanh khô và không gây bết dính. Thể chất trơn giúp dễ dàng bôi lên da, tóc [3].
Silicone phân tử dài (Polymer) Dimethicone Amodimethicone Cyclomethicone Lỏng hoặc rắn Thể rắn: Bảo vệ, giữ ẩm, làm mịn, bôi trơn, làm đều màu da. Thể lỏng: Bay hơi nhanh, chống bết dính [4], [5], [6].
Silicone chức năng Dimethiconol 

Phenyl trimethicone 

Bis-PEG-18 methyl ether dimethyl silane

Lỏng hoặc rắn Thể chất trơn giúp sản phẩm dễ dàng thoa Độ bền cao, bảo vệ các hoạt chất trong sản phẩm [7]. Giữ ẩm và làm mềm da.

Công dụng của Silicone trong mỹ phẩm

Sở dĩ nhiều hãng mỹ phẩm bổ sung Silicone vào công thức của nhiều sản phẩm là vì chúng có tác động:

  • Làm mịn: Silicone có thể chất trơn và mịn. Khi bôi lên da chúng lấp đầy các khe hở và lỗ chân lông khiến cho làn da trơn tru và đều màu hơn. Điều này khiến cho người dùng cảm thấy sản phẩm có hiệu quả nhanh chóng. Do đó, Silicone rất thường được bổ sung vào công thức các loại kem lót trang điểm [8].
  • Tăng độ bền một số hoạt chất: Silicone tạo ra một hàng rào bảo vệ giúp tăng độ ổn định cho các hoạt chất kém bền. Do đó, chúng thường được bổ sung vào thành phần của kem chống nắng và các sản phẩm chống lão hóa [9].
  • Giữ ẩm: Silicone không thấm nước giúp ngăn cản sự thất thoát hơi nước qua da. Do đó, sử dụng các sản phẩm chứa Silicone sau khi bôi kem dưỡng ẩm giúp da giữ nước lâu hơn [10].

Lưu ý khi sử dụng Silicon

Tác dụng phụ thường gặp của Silicon

Các hoạt chất Silicone thường gặp trong mỹ phẩm đã được chứng minh là rất khó hấp thu vào máu, không gây rối loạn khả năng sinh sản và không tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư [11]. Một số tác dụng phụ thường gặp của nhóm này chỉ là các phản ứng kích ứng nhẹ ngoài da như:

  • Đỏ, ngứa.
  • Nóng rát.
  • Nổi mề đay, kích ứng da.

(Nguồn: Healthline)

Nên tránh sử dụng mỹ phẩm chứa Silicone ?

Tuy có nhiều ứng dụng trong ngành mỹ phẩm nhưng nhìn chung việc sử dụng nhiều sản phẩm chứa Silicone có thể nhiều tác hại hơn lợi ích. Dưới đây là một số lý do mà nhiều chuyên gia da liễu khuyến cáo tránh sử dụng sản phẩm chứa Silicone:

  • Silicon không có tác dụng chăm sóc da: Silicone thực tế chỉ có tác dụng tạo lớp phủ mịn màng trên bề mặt. Thứ duy nhất mà nó làm được là cải thiện tạm thời vẻ mịn màng bề ngoài của làn da chứ không hề cho tác động chăm sóc nào khác.
  • Khó rửa sạch: Silicone có tính thân dầu nên khó rửa sạch bằng nước. Để dọn sạch lượng silicone thừa tốt nhất nên sử dụng dầu tẩy trang hoặc rửa mặt ít nhất 2 lần trước khi ngủ.
  • Gây mụn: Silicone tạo một lớp màng trên bề mặt khiến các chất cặn, bã nhờn bị tắc nghẽn tại lỗ chân lông. Do đó, sử dụng silicone lâu dài có thể dẫn đến mụn trứng cá.
  • Giảm hiệu quả hoạt chất khác: Lớp màng Silicone sẽ ngăn cản sự hấp thu của các bước chăm sóc da sau đó.

(Nguồn: Healthline)

Cách nhận diện silicone trong sản phẩm

Các hợp chất silicone thường được đặt tên có những đuôi như sau:

  • Cones: Amodimethicone, cyclomethicone, dimethicone, methicone, trimethicone, trimethylsilylamodimethicone.
  • Conols: Dimethiconol.
  • Silan: Bis-PEG-18 metyl ete dimetyl silan, triethoxycaprylylsilan, triethoxycaprylylsilan crosspolyme.
  • Siloxane: Cyclopentasiloxane, polydimethylsiloxane, siloxane.

(Nguồn: Theskincareedit)

Tìm hiểu thêm!

Alert: Bạn không được phép sao chép nội dung hoặc xem nguồn !!