Blog

4 Lưu ý về Octocrylene – chất chống nắng hóa học

Octocrylene
Thành phần

4 Lưu ý về Octocrylene – chất chống nắng hóa học

Octocrylene là gì?

Octocrylene là một ester hữu cơ tạo thành bởi sự ngưng tụ của 2-ethylhexyl cyanoacetate với benzophenone. Ở điều kiện bình thường, chất này tồn tại ở dạng thể lỏng đặc, trong suốt và không màu.

Công thức cấu tạo của phân tử Octocrylene
Công thức cấu tạo của phân tử Octocrylene

Phần acrylate của phân tử có khả năng hấp thụ tia UV-B và tia UV-A. Phần ethylhexanol là cồn béo tạo nên tính chất dưỡng ẩm và chống mất nước [1]. Nhờ các đặc tính này mà Octocrylene thường được bổ sung vào công thức của các loại mỹ phẩm, kem chống nắng.

Phổ chống nắng của Octocrylene

Trong ánh sáng mặt trời, tia UV-A có bước sóng từ 315 – 400 nm và UV-B có bước sóng từ 280 – 315 nm. Octocrylene có phổ hấp thụ từ bước sóng 290 – 360 nm [2]. Do đó, hoạt chất này có thể ngăn cản hầu như toàn bộ tia UV-B và một phần tia UV-A có bước sóng ngắn.

Cơ chế chống nắng của Octocrylene cũng tương tự như các hoạt chất chống nắng hóa học khác. Chúng hấp thu và biến đổi tia UV thành năng lượng nhiệt trên bề mặt da. Nhờ đó mà UV không đi sâu và gây hại cho tế bào.

Công dụng của Octocrylene

Bên cạnh khả năng bảo vệ cơ thể bằng cơ chế hấp thụ tia UV, Octocrylene còn mang lại nhiều lợi ích như:

Tăng độ bền của các hoạt chất chống nắng khác

Octocrylene có độ bền khá cao so với các chất chống nắng hóa học khác. Nghiên cứu cho thấy chỉ 10% SPF của nó bị mất đi sau 95 phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời [3].

Khi phối hợp Octocrylene với các hoạt chất kém bền với ánh sáng, điển hình là Avobenzone sẽ giúp tạo nên một lớp áo bảo vệ và tăng độ bền của các hoạt chất này [4].

Giúp da giữ ẩm

Phần cồn béo trong Octocrylene giúp cho phân tử này mang tính chất tương tự như dầu. Khi bôi Octocrylene lên da, một lớp mỏng chất này bao phủ bề mặt và ngăn chặn hơi nước thoát ra môi trường. Nhờ đó giúp da giữ nước tốt hơn nếu sử dụng kem dưỡng ẩm trước đó [5].

Cách dùng Octocrylene

Nồng độ Octocrylene

Hầu hết các nơi trên thế giới từ Liên minh châu Âu đến FDA Hoa Kỳ đều khuyến cáo sử dụng các loại kem chống nắng chứa Octocrylene với nồng độ dưới 10% [6][7].

Cách sử dụng kem chống nắng chứa Octocrylene

Tùy thuộc vào từng hãng sản xuất mà sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, khuyến cáo chung khi bôi kem chống nắng như sau:

  • Thời điểm dùng: Bôi kem 15 phút trước khi ra đường. Đây là thời gian cần thiết để da hấp thu các hoạt chất và cho tác động bảo vệ cơ thể tối ưu. Đặc biệt là đối với các loại kem chống nắng hóa học.
  • SPF: Để cho được hiệu quả chống nắng tối ưu thì sản phẩm nên có SPF ít nhất 30. Nếu chống nắng cho môi thì nên sử dụng son dưỡng có SPF ít nhất 15.
  • Vị trí bôi: Bôi kem đều khắp cơ thể, đặc biệt là các vị trí thường bị bỏ qua như bàn chân hay phần gáy. Trung bình mỗi người lớn sử dụng khoảng 1 ounce (28,34 g) kem để phủ toàn bộ kem trên người.
  • Bôi lại nhiều lần: Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, sau khi tắm hoặc khi đổ mồ hôi nhiều.

(Nguồn: Medicalnewstoday)

Nguy cơ sức khỏe khi sử dụng Octocrylene

Octocrylene luôn là một trong những vấn đề gây tranh cãi vì bên cạnh những lợi ích bảo vệ cơ thể, hoạt chất này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe như:

  • Tạo gốc tự do trong cơ thể: hấp thụ vào da có thể kích thích sản xuất các gốc tự do dưới tác dụng của ánh sáng [8]. Nó cũng có thể đi qua da vào máu và cuối cùng được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa của nó [9].
  • Thay đổi nội tiết tố: Nghiên cứu năm 2016 báo cáo rằng Octocrylene có thể làm thay nồng độ nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu tương tự vẫn chỉ được thực hiện trên động vật mà chưa có báo cáo trên người.
  • Tương tác thuốc: Báo cáo năm 2019 cho thấy nhiều trường xảy ra dị ứng tiếp xúc khi sử dụng Octocrylene ở bệnh nhân dùng thuốc giảm đau Ketoprofen trước đó.
  • Phân hủy thành chất độc: Nghiên cứu năm 2021 cho thấy có chuyển đổi từ Octocrylene thành Benzophenone trong các sản phẩm kem chống nắng theo thời gian. Chất này được cho là tác nhân gây ung thư và được biết đến là tác nhân gây rối loạn nội tiết.

Tìm hiểu thêm!

Alert: Bạn không được phép sao chép nội dung hoặc xem nguồn !!