Blog

6 Thứ cần biết vềAHA – Tẩy tế bào chết hóa học

AHA-la-gi
Thành phần

6 Thứ cần biết vềAHA – Tẩy tế bào chết hóa học

I. AHA là gì?

Alpha Hydroxy Acid (AHAs) là một nhóm hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ hoa quả, mía và sữa. Về mặt hóa học, phân tử AHA là một acid hữu cơ có nhóm -OH nằm ở vị trí alpha. Cấu trúc này làm tăng khả năng hòa tan trong nước của phân tử lên gấp nhiều lần.

AHA giúp cải thiện hầu hết các vấn đề về da
AHA giúp cải thiện hầu hết các vấn đề về da

Trong lĩnh vực Skincare, AHA thường được sử dụng như một hoạt chất giúp tẩy tế bào chết. Sở dĩ có được tác động này là vì AHA làm giảm nồng độ ion Canxi trong lớp biểu bì. Ion này cực kỳ quan trọng giúp hình thành liên kết giữa các tế bào trên bề mặt da [1].

Một nghiên cứu khác năm 2009 còn cho thấy AHA ép buộc các tế bào già trên bề mặt chết nhanh chóng chết đi (Apoptosis). Nhờ đó mà quá trình tẩy tế bào chết diễn ra dễ dàng hơn.

II. Phân loại AHA

Hiện nay trong các sản phẩm tẩy tế bào chết, AHA thường được sử dụng dưới các dẫn xuất sau:

Dẫn xuất Nguồn gốc
Glycolic Acid Mía
Lactic acid Sữa chua, cà chua
Citric Acid Quả họ Cam quýt
Malic Acid Táo
Tartaric Acid Nho
Mandelic Acid Hạnh nhân

III. Sự hấp thu AHA trên da

Khả năng hấp thụ của AHA qua da phụ thuộc vào 2 yếu tố:

  • Độ dài của phân tử AHA: Những acid có mạch ngắn như Acid Lactic và Acid Glycolic có khả năng hấp thu qua da nhanh nhất. Những hợp chất có phân tử càng lớn thì độ hấp thu qua da giảm dần.
  • pH môi trường: AHAs hấp thu qua da tốt nhất ở pH khoảng 3.0. Khi pH càng cao thì tốc độ khuếch tán qua da càng giảm dần.

(Nguồn: Researchgate)

IV. Công dụng của AHA đối với làn da

AHA có thể mang lại nhiều lợi ích đối với làn da như:

  • Giúp da trắng sáng: AHA tẩy bỏ lớp tế bào tối màu trên bề mặt da. Cùng với đó là kích thích tổng hợp lớp tế bào mới giữ cho da luôn tươi sáng.
  • Kích thích tổng hợp Collagen mới: Khi AHA thấm đến lớp hạ bị sẽ loại bỏ các sợi Collagen cũ. Nhờ đó quá trình tổng hợp Collagen mới được kích thích giúp cho làn da được tái tạo mới [2].
  • Giảm vết nhăn: Nghiên cứu năm 2015 cho thấy 9/10 người tình nguyện cải thiện được các nếp nhăn đáng kể trên bề mặt da. Tuy nhiên, muốn khắc phục các vết nhăn ở sâu hơn thì AHA không phải là cách tối ưu nhất. Ngoài ra, Acid citric là loại AHA có khả năng chống oxy hóa tốt. Khi bổ sung hợp lý có thể làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa hình thành vết nhăn ưu việt [3].
  • Khiến da hồng hào: AHA cải thiện lưu lượng máu đến nuôi dưỡng da. Nhờ đó duy trì được sự hồng hào, khỏe mạnh từ sâu bên trong [4].
  • Ngăn ngừa mụn: Việc loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt giúp da thông thoáng. Bên cạnh đó AHA còn có tác động giảm kích thước lỗ chân lông. Nhờ đó hạn chế sự bít tắc lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn hiệu quả.
  • Cải thiện sắc tố da: Các sản phẩm chứa AHA có khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đế sắc tố như chứng tăng sắc tố, nám sạm và đồi mồi [5].
  • Cấp ẩm cho da: Các AHA như Lactic, Glycolic và Malic Acid có khả năng thu hút các phân tử nước. Từ đó giúp cấp ẩm và giúp da luôn căng mịn [6].

Ngoài những công dụng trên, việc dọn sạch lớp tế bào chết trên bề mặt bằng AHA còn giúp các hoạt chất khác dễ hấp thu qua da hơn. Nhờ đó mà quy trình chăm sóc da hàng ngày được cải thiện hiệu quả đáng kể.

AHA giúp cải thiện hầu hết các vấn đề về da
AHA giúp cải thiện hầu hết các vấn đề về da

V. Cách dùng AHA

– Nồng độ AHA

Do AHA có tính acid, việc lạm dụng quá mức có thể gây kích ứng da. Hiệp hội FDA Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên sử dụng AHA nồng độ dưới 10% và pH > 3.5 để hạn chế tác dụng phụ.

– Thời điểm và tần suất sử dụng

Nên khởi đầu sử dụng AHA 1-2 lần/tuần và theo dõi phản ứng của làn da. Nếu không có phản ứng kích ứng gì xảy ra có thể tăng dần tần suất để đạt được hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.

Khi sử dụng AHA, da của bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Do đó, tốt nhất nên sử dụng AHA vào buổi tối sau khi rửa mặt sạch và dùng Toner [7].

VI. Lưu ý khi sử dụng AHA

– Tác dụng phụ thường gặp của AHA

Tác dụng phụ của AHA chủ yếu là dễ gây kích ứng bởi pH acid với các triệu chứng điển hình như:

  • Ngứa, rát.
  • Đỏ.
  • Khiến da dễ tổn thương bởi tia UV.

Trong tất cả các AHA thì Acid Lactic là loại dịu nhẹ và ít gây kích ứng nhất.

– Nên dùng AHA hay BHA?

Trên thực tế cả AHA và BHA đều cho tác động tẩy tế bào chết rất tốt. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm của làn da bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hoạt chất trên như sau:

  • Lựa chọn AHA: Ưu tiên cho làn da khô bởi AHA có khả năng cấp ẩm tốt. Nếu bạn thuộc tuýp da khô và nhạy cảm thì nên chọn loại Acid Lactic vì loại này ít gây kích ứng nhất trong các AHAs.
  • Lựa chọn BHA: Ưu tiên cho làn da dầu vì BHA có khả năng làm sạch sâu trong lỗ chân lông. Nhờ đó mà bã nhờn được dọn dẹp triệt để và ngăn ngừa mụn trứng cá tận gốc [8].
– AHA và Vitamin C dùng chung được không?

AHA có pH hoạt động tối ưu khoảng 3.0 – 4.0. Đây cũng chính là pH mà L-Ascorbic có khả năng hấp thụ vào da tốt nhất. Do đó Vitamin C dạng L-Ascorbic hoàn toàn có thể sử dụng cùng lúc với AHA .

Tuy nhiên, tất cả các hoạt chất trên đều có bản chất là acid. Việc sử dụng đồng thời quá nhiều chất cho pH thấp có thể dẫn đến kích ứng da. Đặc biệt là khi sử dụng dạng vitamin C có hoạt tính mạnh nhất là L-Ascorbic. Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:

  • Sử dụng khác buổi: Bạn sẽ sử dụng AHA vào ban đêm (vì chất làm làm da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời), BHA vào ban ngày (vì chất này có thể bảo vệ da trước UV). Buổi còn lại trong ngày sẽ sử dụng L-Ascorbic acid.
  • Sử dụng cách ngày: Sử dụng Vitamin C và AHA vào 2 ngày khác nhau.

Nếu bạn sử dụng Vitamin C ở dạng dẫn xuất của L-Ascorbic acid, pH cao của các hoạt chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của AHA [9]. Khi này nếu muốn sử dụng đồng thời, hãy dùng AHA trước và đợi 30 phút. Sau đó mới sử dụng các sản phẩm chứa dẫn xuất Vitamin C.

– AHA và Niacinamide dùng chung được không?

AHA có khả năng cấp ẩm nhưng dễ gây kích ứng. Trong khi đó Niacinamide làm dịu da, giảm triệu chứng nhạy cảm nhưng lại dễ làm khô da. Việc phối hợp 2 thành phần này có thể triệt tiêu đi tác dụng phụ lẫn nhau giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc da.

Tuy nhiên, việc sử dụng cùng lúc AHA và Niacinamide có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Giảm hấp thu hoạt chất: Niacinamide có pH hoạt động tối ưu khoảng 6.0 trong khi AHA thường có pH khoảng 3.0. Sự thay đổi pH khi trộn lẫn 2 thành phần này làm giảm hấp thu các hoạt chất.
  • Gây phản ứng đỏ da (Niacin Flush): pH acid của AHA xúc tác phản ứng thủy phân Niacinamide thành Niacin. Chất này có khả năng kích thích tiết prostaglandin D2 gây dãn mạch dưới da. Hậu quả là làm vùng da vừa được chăm sóc trở nên đỏ bừng trong một thời gian [10].

Tình trạng Niacin Flush khiến da đỏ ửng

Để được hưởng lợi ích tối ưu nhất từ AHA và Niacinamide, có thể áp dụng những cách đơn giản sau:

  • Dùng chế phẩm chứa cả Niacinamide và AHA: Một số dạng sản phẩm có chứa cả 2 chất AHA và Niacinamide. Dạng này thường áp dụng công nghệ bào chế hiện đại để các hoạt chất được ổn định và duy trì hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng khác buổi: Bạn sẽ sử dụng AHA vào ban đêm và Niacinamide vào ban ngày.
  • Sử dụng cách ngày: Sử dụng Niacinamide và AHA vào những ngày xen kẽ nhau.
  • Dùng cách nhau 30 phút: Sử dụng AHA trước, đợi 30 phút sau đó đến Niacinamide.
– Dùng AHA có gây mỏng da không?

Nhiều người cho rằng AHA có khả năng làm mỏng da bạn. Tuy nhiên trên thực tế đây là một quan niệm sai lầm. AHA chỉ làm mỏng đi đôi chút lớp sừng ở da vì đã loại bỏ lớp tế bào chết. Điều này làm bộc lộ lớp da mới tươi tắn, hồng hào hơn chứ không hề làm “mỏng đi” lớp tế bào da khỏe mạnh bên dưới.

Ngoài ra, AHA còn kích thích lớp hạ bì sản xuất Collagen và Elastin mới. Tác động này ngược lại còn giúp da săn chắc và đàn hồi hơn.

(Nguồn: Theskincareedit)

Tìm hiểu thêm!

Alert: Bạn không được phép sao chép nội dung hoặc xem nguồn !!