Blog

6 Sự thật về Arbutin – Da trắng sáng, ngừa thâm sạm

Arbutin
Thành phần

6 Sự thật về Arbutin – Da trắng sáng, ngừa thâm sạm

Arbutin là gì?

Arbutin (4-Hydroxyphenyl-D-glucopyranoside) là dẫn xuất glucosyl hóa của hydroquinone được chiết xuất từ một số loài thực vật thuộc chi Arctostaphylos như Bearberry, việt quất, dâu tằm, … Trong ngành làm đẹp, Arbutin thường ứng dụng để làm sáng da và trị sạm nám rất hiệu quả [1].

Alpha arbutin giúp da trắng sáng rạng ngời
Alpha arbutin giúp da trắng sáng rạng ngời

Phân loại Arbutin

Trong ngành mỹ phẩm, Arbutin thường sử dụng ở 2 dạng chính là:

  • Alpha Arbutin (4-Hydroxyphenyl-α-D-glucopyranoside): Có hoạt tính mạnh gấp 10 lần và ổn định hơn so với dạng Beta Arbutin.
  • Beta Arbutin (4-Hydroxyphenyl-β-D-glucopyranoside): Đây là 2 đồng phân của Alpha Arbutin, cấu trúc thay đổi đường dạng glucose dạng alpha sang dạng beta. Tác động tương tự như có hoạt tính thấp và kém bền hơn Alpha Arbutin.
  • (Nguồn: Mdpi).
Cấu trúc phân tử của Alpha Arbutin và Beta Arbutin
Cấu trúc phân tử của Alpha Arbutin và Beta Arbutin

Công dụng của Arbutin

Arbutin sau khi được hấp thu qua da sẽ phóng thích ra tiền chất của chúng là hydroquinone. Chất này có tác động ức chế enzym Tyrosinase. Đây là một enzym quan trọng giúp hình thành nên sắc tố Melanin trên da. Nói cách khác, alpha arbutin làm giảm sự tổng hợp Melanin nhờ đó giúp da trắng sáng, ngừa thâm sạm, làm mờ đi các vết đốm nâu và đồi mồi [2].

Arpla-arbutin
Arpla-arbutin

Cơ chế tác động của Alpha Arbutin

Arbutin có an toàn hơn Hydroquinon?

Hydroquinone là hoạt chất làm sáng da, trị thâm nám mạnh nhất từ trước đến nay và đi kèm với đó là hàng loạt độc tính được ghi nhận như: gây độc tế bào, làm giảm chức năng thận, gây hại cho mắt,… Việc sử dụng Hydroquinon không hợp lý còn có thể gây ra nhiều vấn đề về da, đặc biệt là tình trạng Ochronosis (Đốm xanh đen sẫm màu trên da).

Tình trạng Ochronosis do lạm dụng Hydroquinon liều cao (Nguồn ảnh: Healthjade)
Tình trạng Ochronosis do lạm dụng Hydroquinon liều cao (Nguồn ảnh: Healthjade)

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động gây hại DNA trên chuột thí nghiệm của Hydroquinon [3]. Từ đó đưa ra một sự lo sợ cho giới chuyên gia rằng đây có thể là một tác nhân gây ung thư.

Hậu quả là hàng loạt các tổ chức về sức khỏe đã “tẩy chay” Hydroquinon. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã xếp hydroquinon vào loại không thể phân loại về khả năng gây ung thư ở người [4]. Tiếp theo đó lần lượt FDA Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cũng đã cấm sử dụng chất này [5].

Tuy nhiên, dẫn xuất của Hydroquinone là Arbutin lại vẫn khá an toàn cho người dùng vì 2 lý do sau đây:

  • Ít độc tính: Quá trình giải phóng Hydroquinone từ Arbutin diễn ra rất chậm. Vì vậy tác động dưỡng trắng luôn xảy ra ở nồng độ không gây độc tế bào [6].
  • Arbutin dùng ngoài da: Cần lưu ý rằng những nghiên cứu về tổn hại DNA của Hydroquinon được thực hiện bằng đường uống và đường tiêm. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu lâm sàng hoặc trường hợp ung thư da hoặc bệnh ác tính nào xảy ra liên quan đến việc sử dụng ngoài da chất này [7].

Cách dùng Arbutin

– Nồng độ Arbutin
  • Alpha Arbutin: được sử dụng trong kem dưỡng da mặt với nồng độ tối đa là 2% và trong kem dưỡng da với nồng độ 0,5%, kể cả khi được sử dụng cùng nhau.
  • Beta Arbutin: được sử dụng ở dạng kem bôi mặt với nồng độ tối đa là 7% [8].
– Thời điểm và tần suất sử dụng

Có thể sử dụng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để có kết quả tối đa [9]. Nếu mới bắt đầu, hãy thử trước tần suất 1 lần/ngày để theo dõi phản ứng của da trước khi quyết định tăng liều.

Lưu ý khi sử dụng Arbutin

– Tác dụng phụ thường gặp của Arbutin

Do tác động chậm nên hầu như Arbutin rất ít tác dụng phụ trên da. Một số tình trạng có thể gặp khi sử dụng hoạt chất này thường diễn ra mức độ nhẹ như mẩn đỏ, ngứa, châm chích, kích ứng da [10].

– Dùng Arbutin có làm da dễ bắt nắng?

Arbutin làm giảm sự tổng hợp Melanin. Trong cơ thể, Melanin được tạo ra để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của tia UV [11]. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng Arbutin làm da bạn “dễ bắt nắng” hơn. Vì vậy khi sử dụng Arbutin nên phối hợp với một loại kem chống nắng có SPF ít nhất là 30.

– Dùng Arbutin cho phụ nữ có thai được không?

Arbutin tuy lành tính hơn hydroquinone nhưng dữ liệu về độ an toàn của chất này trong thai kỳ chưa có nhiều. Vì vậy nếu mang thai, tốt nhất hãy tránh arbutin. Thay vào đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những chất làm sáng da khác như kojic hoặc glycolic acid (đã được biết là những chất an toàn cho người mang thai) [12].

Tìm hiểu thêm!

Alert: Bạn không được phép sao chép nội dung hoặc xem nguồn !!